Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng giúp kinh doanh hiệu quả
Nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng tăng cao cũng kéo theo sự phát triển của ngành nghề kinh doanh cửa hàng thú cưng. Vô số cửa hàng thú cưng đã mọc lên, nhưng không phải cửa hàng nào cũng có thể thành công và trụ vững được trên thị trường với quá nhiều sự cạnh tranh như hiện tại. Vậy, làm cách nào để có những bước đệm vững chắc nhất trước khi mở cửa hàng thú cưng? Hãy cùng đến với kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng được chia sẻ từ những người hoạt động lâu năm trong nghề trong bài viết được chia sẻ dưới đây!
Nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng tăng cao cũng kéo theo sự phát triển của ngành nghề kinh doanh cửa hàng thú cưng
Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng trong khâu lập kế hoạch kinh doanh
Không chỉ riêng đối với cửa hàng thú cưng, mà bất kỳ cửa hàng nào trước khi mở ra đều phải được lập một kế hoạch kinh doanh bài bản. Điều này giúp cho cửa hàng có thể hoạt động trơn tru, suôn sẻ và nhanh chóng thu về lợi nhuận.
Nếu là chủ cửa hàng, bạn cần phải lập kế hoạch với các yếu tố quan trọng sau:
Chi phí
Chi phí là yếu tố quan trọng mà người ta quan tâm nhất trước khi mở cửa hàng thú cưng. Đầu tiên, bạn cần có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh của mình, sau đó hãy xác định các khoản chi phí cần thiết để mở cửa hàng, đồng thời cân đối với tình hình tài chính của bản thân. Để mở một cửa hàng thú cưng, bạn sẽ cần chi trả các khoản tiền bao gồm: tiền nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và tiền trang trí, tu sửa cửa hàng.
Về khoản tiền nhập hàng, bạn nên tìm cho mình một đại lý phân phối sản phẩm uy tín, đáng tin cậy và có giá cả cạnh tranh để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo về chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, bạn cần phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh kỹ lưỡng để có thể tìm được nhà phân phối tốt nhất.
Chi phí mở cửa hàng thú cưng gồm: tiền nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và tiền trang trí, tu sửa cửa hàng
Tiếp theo là khoản tiền mặt bằng. Tùy vào vị trí và diện tích mà tiền thuê mặt bằng sẽ có sự chênh lệch. Bạn có thể dựa vào điều kiện tài chính của bản thân, cộng thêm đối tượng khách hàng muốn hướng đến để lựa chọn mặt bằng phù hợp. Mặt bằng cửa hàng kinh doanh thú cưng nên đặt tại những nơi đông đúc dân cư, có nhiều người qua lại hoặc gần nơi sống của khách hàng mục tiêu.
Cuối cùng là khoản chi phí trang trí, tu sửa mặt bằng. Chớ bỏ qua khoản này vì đây là cách để bạn thu hút khách hàng tiềm năng ngay từ cái nhìn đầu tiên đấy!
Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu có thể là hướng đến phân phúc cao cấp, trung cấp hay bình dân… Tuy nhiên, dẫu là ở cấp bậc nào thì bạn cũng cần hướng đến nâng cao dịch vụ khách hàng để họ có những trải nghiệm tốt đẹp khi đến với cửa hàng. Đó cũng chính là tiền đề để họ quay lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân xung quanh tiếp tục ủng hộ cửa hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại hình sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn cung cấp đến khách hàng, bao gồm: thức ăn, phụ kiện, đồ chơi, quần áo hay spa cho thú cưng… Từ đó kết hợp cùng với phân khúc khách hàng để đưa ra mức giá phù hợp nhất
Đặt tên cho cửa hàng thú cưng
Đặt một cái tên ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ lần nghe đầu tiên cũng là một cách marketing hiệu quả. Ngoài ra, tên cửa hàng thú cưng nên gắn liền với sự đáng yêu, đừng quên điều này khi đặt tên cho cửa hàng của bạn nhé!
Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng trong khâu làm hồ sơ, thủ tục
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 45/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng những điều kiện cơ bản để mở cửa hàng thú cưng. Tiếp đó, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh.
Đối với loại hình cửa hàng thú cưng, bạn nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Đây là hình thức đơn giản và nhanh chóng nhất để bắt đầu kinh doanh. Cụ thể, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
CMND, CCCD hoặc hộ chiếu (bản sao) của chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh hay những cá nhân thuộc hộ kinh doanh cá thể có công chứng hợp lệ
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các thông tin liên quan.
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn có thể mang đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh và thực hiện theo hướng dẫn để được cấp giấy chứng nhận.
Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng trong khâu chọn sản phẩm, dịch vụ cung cấp
Bạn cần phải xác định cửa hàng mình sẽ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào chính, sau đó thiết kế và sắp xếp nội thất phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ đó.
Bạn cần xác định sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp khi mở cửa hàng thú cưng
Một cửa hàng thú cưng có thể cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ spa thú cưng: cắt, tỉa lông, móng, vệ sinh thân thể, tắm cho thú cưng…
Dịch vụ huấn luyện thú cưng
Dịch vụ trông giữ thú cưng
Dịch vụ bán lẻ sản phẩm quần áo, phụ kiện, đồ chơi, thức ăn dành cho thú cưng
Bạn có thể chọn một hoặc kết hợp giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau tùy theo mô hình kinh doanh của cửa hàng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng trong khâu tiếp thị
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng được chia sẻ từ nhiều người làm nghề lâu năm, nếu chỉ có sản phẩm, dịch vụ tốt vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải quan tâm và đẩy mạnh yếu tố marketing. Đôi khi, marketing sẽ quyết định sự sống còn cho một cửa hàng. Vì thế, bạn cần phải có những chiến lược marketing phù hợp để tiếp cận đúng tệp khách hàng của mình, từ đó tăng độ nhận diện và đẩy mạnh doanh số cho cửa hàng.
Facebook là một kênh tiếp thị khá hay ho và quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư vào SEO, quảng cáo qua Google, Facebook hoặc những trang mạng xã hội lớn như Tik Tok, Instagram… Những chiến dịch hiệu quả đôi khi lại làm bùng nổ doanh thu cho bạn đấy!
Bên trên là kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng được chia sẻ từ nhiều người làm nghề lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thú cưng mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đón đọc thêm các bài viết khác để trang bị kiến thức về ngành nghề này nhé!